Khi nhắc đến thuật ngữ “Quản lý năng lượng hiệu quả và toàn diện”, thì đâu là yếu tố quan trọng nhất – giúp phân biệt một doanh nghiệp có khả năng quản lý “tốt” và một doanh nghiệp có khả năng quản lý “xuất sắc”?
Mô Hình ISO 50001
khung quản lý năng lượng theo iso 50001
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức khác biệt trong “đối xử” với dữ liệu năng lượng. Nhưng những phương thức đa dạng đó đều theo một trình tự: từ khi dữ liệu bắt đầu được tạo ra, cho tới lúc nó được thu thập, lưu trữ, phân tích và cuối cùng là các “quyết định” được đưa ra để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Rõ ràng rằng, với các đội cơ điện nhà máy, đội vận hành & bảo dưỡng hay đội thí nghiệm – kiểm định; những phương thức thu thập dữ liệu thủ công vẫn luôn là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình bắt đầu trong một môi trường thân thiện “đôi bên cùng có lợi” và thúc đẩy kết quả kinh doanh, thì lời khuyên ở đây là chú trọng vào một bộ Khung Quản lý Năng lượng. Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp sản xuất cỡ vừa và nhỏ, khi bắt đầu quan tâm tới việc quản lý năng lượng “một cách chuyên nghiệp” – nếu không có sự chỉ dẫn đúng đắn từ bộ Chương trình Quản lý Năng lượng sẽ khó có thể thích ứng, thậm chí từ bỏ mục tiêu “chuyên nghiệp hóa” bộ máy quản lý năng lượng.
Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 50001 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển nhằm cung cấp một khuôn khổ được Quốc tế công nhận để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý Năng lượng.
Tiêu chuẩn ISO 50001 – Quản lý năng lượng tiêu thụ và nâng cao hiệu suất vận hành
ISO 50001 giúp doanh nghiệp phát triển và tuân theo phương pháp mang tính hệ thống nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua các mục tiêu giảm thiểu tổn hao – lãng phí. ISO 50001 có thể được áp dụng cho các nhà máy công nghiệp, tòa nhà thương mại, cơ quan chính phủ, hoặc cho cả một doanh nghiệp.
Những người được cấp chứng chỉ trong nội bộ doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp dịch vụ có thể hỗ trợ doanh ngiệp trong việc áp dụng ISO 50001 thông qua việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp liên quan. Chẳng hạn như: Đánh giá, Xác định đường cơ sở năng lượng, Thiết lập chỉ số hiệu suất năng lượng, các mục tiêu và kế hoạch hành động.
Việc doanh nghiệp có một đội ngũ nội bộ được cấp chứng chỉ có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển kênh thông tin nội bộ/bên ngoài – và cung cấp một cách hiệu quả và toàn diện Khung Chương trình cho việc Giám sát, Đo lường và Phân tích trong nội bộ doanh nghiệp.
Để thuận lợi cho việc giám sát, đo lường và quản lý hệ năng lượng Online, bạn có thể tham khảo “Hệ thống quản lý, giám sát và đo lường điện năng SEMS-L” do Công ty SES nghiên cứu và phát triển.
Đo lường kpi – thách thức đối với các doanh nghiệp
ISO 50001 là một bộ khung tiêu chuẩn phục vụ cho việc quản lý hiệu quả năng lượng. Trong quá trình triển khai ISO 50001, thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp là đo lường chỉ số Hoạt động hiệu quả (KPI).
Đo lường KPI – “bài toán khó” đối với các doanh nghiệp
Đối với các trung tâm dữ liệu, KPI có thể là PUE, hiệu quả làm mát, hiệu suất của máy chủ IT, hiệu quả phân phối điện hoặc UPS. Đối với các tòa nhà, KPI có thể là Cường độ sử dụng năng lượng (EUI), kW/tấn, mật độ công suất chiếu sáng, hiệu suất của quạt và máy bơm, tổn thất của UPS hoặc máy biến áp. Và đối với các cơ sở sản xuất, KPI có thể là mức sử dụng năng lượng hoặc chi phí trên một đơn vị sản xuất hoặc trên một đơn vị doanh thu, hiệu suất đốt của lò, năng lượng tiêu thụ trong quá trình sơn và sấy khô, % thu hồi nhiệt thải.
Việc xác định được mức KPI phù hợp vừa là thử thách lớn nhất, vừa đóng vai trò quan trọng nhất của cả quá trình. Bởi vì, một khi mức KPI đã được xác định, tất cả mọi thứ theo sau sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hầu hết, việc thiết lập KPI được thực hiện bởi người quản lý nhà máy, hoặc có thể được phát triển thông qua việc “đặt câu hỏi phù hợp” cho người quản lý nhà máy.
Trong phần 2, chúng tôi sẽ nêu ra các hành động và các bước tiếp theo cần triển khai sau khi Chiến lược Quản lý năng lượng theo ISO 50001 được thiết lập.