Kiểm toán năng lượng là gì?
Kiểm toán năng lượng là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng để xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong một tòa nhà, quy trình hoặc hệ thống nhằm giảm lượng năng lượng đầu vào của hệ thống mà không ảnh hưởng tiêu cực đến (các) đầu ra.
Phạm vi và mức độ của kiểm toán năng lượng sẽ dựa trên quy mô của việc sử dụng năng lượng, cũng như các thông tin về đầu ra. Các cơ hội tiết kiệm trong một cuộc kiểm toán năng lượng có thể khác nhau; có thể liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, cách tổ chức quản lý, vận hành hệ thống năng lượng hoặc hành vi của mọi người đối với việc sử dụng năng lượng như thế nào.
Tại sao cần thực hiện việc kiểm toán năng lượng?
Có nhiều lý do, lợi ích đến từ việc kiểm toán năng lượng:
- Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tối thiểu sự ảnh hưởng do quá trình vận hành doanh nghiệp với môi trường.
- Xác định các cơ hội tiết kiệm từ yếu tố kỹ thuật bằng cách đánh giá các quá trình vận hành các thành phần sử dụng năng lượng như: nồi hơi, các hệ thống làm mát, hệ thống thông gió, v.v
- Làm rõ các vấn đề về tài chính liên quan đến các chi phí về năng lượng.
- Làm rõ hơn mô hình sử dụng năng lượng của doanh nghiệp.
- Xác định tiềm năng sử dụng nguồn năng lượng từ năng lượng tái tạo.
- Đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và các cổ đông.
- Lên kế hoạch chiến lược nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon của doanh nghiệp.
- Để đóng góp vào quá trình đạt chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng như được quy định trong ISO 50001.
Kiểm toán năng lượng hoạt động như thế nào?
ISO 50002 (2015) đã cung cấp các bước để kiểm toán năng lượng được hiệu quả.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị & Phân tích trước
Bước 1: Giới thiệu và thống nhất phương án kiểm toán.
Bước 2: Thu thập dữ liệu sơ bộ
Bước 3: Xác định nhân sự chủ chốt và lên lịch đến hiện trường
Bước 4: Xây dựng đường cơ sở sử dụng năng lượng và phương án thực hiện việc đo lường
Bước 5: Xây dựng bảng Checklist
Giai đoạn 2: Hiện trường & Báo cáo
Bước 1: Tiến hành kiểm tra hiện trường và ghi chú.
Bước 2: Phân tích các hoạt động sử dụng năng lượng đang diễn ra tại hiện trường.
Bước 3: Phát triển, vẽ sơ đồ thể hiện các cơ hội tiết kiệm và các điểm tiêu cực.
Bước 4: Xây dựng báo cáo (bản cuối) với các thông tin (nên) trong dạng bảng biểu, biểu đồ hình.
Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đem tới cho quý độc giả các thông tin chi tiết hơn về từng bước triển khai quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng. Rất mong có được sự chú ý của quý độc giả.Nguồn: Sổ tay Kiểm toán năng lượng – SEAI